Hiện vật khai quật tại Phôi Phối và Bãi Cọi (xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân)

Hiện vật khai quật tại Phôi Phối và Bãi Cọi (xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân)

Thưa quý khách!
Năm 1976 tại đại điểm Phôi Phối thuộc xã Xuân Viên, các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật và đã tìm thấy các hiện vật gốm, đá. Qua nghiên cứu đã đưa ra nhận định: “ Di tích khảo cổ học Phôi Phối  có thuộc giai đoạn Hậu kỳ đá mới”.
Địa điểm Bãi Cọi là di tích chuyển tiếp từ bãi Phôi Phối được phát hiện cuối năm 2008 và khai quật trong các năm 2009, 2010, 2012. Kết qủa nghiên cứu khai quật khảo cổ học đã kết luận: “Đây là di tích khảo cổ học đặc biệt, bởi nó mang đặc trưng của cả hai nền văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh nổi tiếng”.
Vết tích của người Việt cổ sinh sống cũng đã được giới nghiên cứu khảo cổ học tìm thấy tại di tích khảo cổ học này.
Những hiện vật hiện đang được trưng bày tại nhà trưng bày bảo tàng Nguyễn Du là hiện vật tiêu biểu, như: Rìu có vai - công cụ lao động của cư dân thời hậu kỳ hậu đồ đá mới (khai quật năm 1976) tại địa điểm Phôi Phối; một số đồ gốm được tìm thấy  tại địa điểm Bãi Cọi (các đợt khai quật từ năm 2009, 2010, 2012) cùng với bộ sưu tập đồ sứ thuộc thời kỳ lịch sử thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Những hiện vật này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu về đời sống kinh tế xã hội thời hậu kỳ đá mới, thời đại kim khí và các giai đoạn lịch về sau.
Sau đây, xin mời Quý khách tiếp tục tham quan và tìm hiểu về dòng họ Nguyễn Tiên Điền – dòng họ có truyền thống khoa bảng và văn chương nổi tiếng bậc nhất vùng đất Nghi Xuân.